Khi thành lập doanh nghiệp cần lưu ý gì, đó chính là những vấn đề cần nên cân nhắc, để tâm tới của các nhà doanh nghiệp non trẻ. Không chỉ riêng mỗi việc kinh doanh không thôi mà nó còn có một số thủ tục, giấy tờ pháp lý liên quan đến luật pháp. Điều này nếu không chuẩn bị tốt sẽ gây khó khăn và ảnh hưởng về sau đến hoạt động của chính doanh nghiệp đó. Ngay tại bài viết này, Phong Châu Luật sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc khi thành lập doanh nghiệp cần lưu ý gì nhé.
Những điều cần nên lưu ý khi thành lập doanh nghiệp
Sau đây là một số điều mà bạn nên quan tâm khi thành lập doanh nghiệp cần lưu ý gì để tránh việc không thực hiện đúng quy định pháp luật:
Công bố thông tin, nội dung đăng ký hoạt động kinh doanh
Sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc muốn thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì các doanh nghiệp phải tiến hành công bố nội dung thông tin toàn bộ việc xin phép đăng ký kinh doanh của mình tại sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố hoặc Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Đặt tên cho công ty
Đối với những doanh nghiệp vừa mới thành lập bắt buộc phải đặt tên chó doanh nghiệp, công ty đó theo quy định tại Điều 37, điều 38, điều 39 và điều 41 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:
Tên doanh nghiệp phải đặt bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số hoặc là ký hiệu.
Không được phép đặt tên trùng hoặc tên dễ gây ra nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác khi đăng ký
Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn bảng hiệu tại trụ sở chính doanh nghiệp động, tại chi nhánh và các văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Địa chỉ doanh nghiệp đăng ký
Căn cứ theo Điều luật 42 của Luật Doanh nghiệp thì trụ sở chính của doanh nghiệp phải ở trên lãnh thổ Việt Nam. Địa chỉ phải được xác định rõ ràng bao gồm số nhà, tên phố, phường, quận tại Thành Phố hay thôn, xóm, thị trấn, huyện, thành phố thuộc tỉnh. Và phải bao gồm cả số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Đăng ký nộp tờ khai thuế môn bài
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế môn bài. Doanh nghiệp phải tiến hành nộp sớm trong tháng đăng ký kinh doanh. Trường hợp nộp chậm doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Mức xử phạt doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào mức độ, tính chất và thời gian khác nhau.
Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là mức vốn mà doanh nghiệp kê khai tại thời điểm đăng ký thành lập. Hiện tại, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định rõ ràng chi tiết về số vốn điều lệ tối thiểu ít nhất khi thành lập doanh nghiệp.
Trường hợp ngoại trừ chỉ khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề có yêu cầu về vốn pháp định thì doanh nghiệp phải đáp ứng được điều kiện về mức vốn đó.
Về ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh phải được đăng ký theo quy định của pháp luật. Cụ thể, doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề theo quy định tại quyết định 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Doanh nghiệp chỉ được đăng ký những ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật, không được kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật cấm.
Ngành nghề kinh doanh phải được đăng ký theo mã ngành cấp 4.
Đăng ký loại hình doanh nghiệp
Đăng ký loại hình kinh doanh là vấn đề cũng khá quan trọng đối với việc khi thành lập doanh nghiệp cần lưu ý gì.
Các loại hình đăng ký doanh nghiệp phổ biến hiện nay như:
Doanh nghiệp tư nhân: Tức loại hình với một chủ doanh nghiệp và toàn quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh.
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Loại hình hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều thành viên tham gia cung góp vốn, cùng quyết định mọi hoạt động kinh doanh. Số lượng thành viên từ 2 đến dưới 50.
Công ty TNHH 1 thành viên: Loại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu và chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào công ty.
Công ty cổ phần: Loại hình cũng nhiều cổ đông tham gia góp vốn và quản trị kinh doanh cũng như chịu mọi trách nhiệm hữu hạn theo tỉ lệ góp vốn.
Công ty hợp danh: Có nhiều thành viên (tối thiểu là 2 thành viên) cùng tham gia góp vốn với nhau và cùng quản lý kinh doanh. Đặc biệt các thành viên hợp danh có thể hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Các thành viên công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ của công ty.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin mà khi thành lập doanh nghiệp cần lưu ý gì do Phong Châu Luật chia sẻ đến cho các bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn tầm mức quan trọng trong các vấn đề đáng lưu tâm khi thành lập doanh nghiệp.
Nếu bạn đang có nhu cầu, hỗ trợ tư vấn về mặt pháp lý đối với việc thành lập, kinh doanh hãy liên hệ với Phong Châu Luật – Nơi mang đến sự an tâm và vững bước trước mọi mặt pháp lý.