các bước thành lập doanh nghiệp
Trình tự các bước thành lập doanh nghiệp mới nhất 2023

Trước khi muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, bạn cần nên tìm hiểu thật kỹ trình tự các bước thành lập doanh nghiệp để tránh những sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng thiệt hại về công sức, thời gian. Tất nhiên trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp sẽ phải bao gồm công đoạn chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ, kê khai … thật đầy đủ. Để hiểu rõ hơn cách thành lập doanh nghiệp như thế nào thì mới là chuẩn chỉnh nhất mời bạn theo dõi bài viết sau đây của Phong Châu Luật.

Trình tự các bước thành lập doanh nghiệp mới nhất năm 2023

Hướng dẫn thành lập doanh nghiệp bao gồm các bước sau

  1. Chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Các bước thành lập doanh nghiệp cũng không có gì phức tạp nhưng nó phải trải qua rất nhiều giai đoạn mất thời gian nên dễ khiến cho nhiều doanh nghiệp bị mắc phải sai sót. Điều đầu tiên trước khi muốn thành lập doanh nghiệp đó là nên chuẩn bị kĩ một số các loại giấy tờ cần thiết như:

  • Giấy tờ tùy thân: Loại giấy tờ này sẽ bao gồm căn cước công dân, chứng minh thư, bản sao Hộ chiếu đã được công chứng
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp được soạn theo mẫu
  • Điều lệ công ty với đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật
  • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
  • Danh sách cổ đông (Đối với công ty cổ phần)
Chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
  1. Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp ở đâu là câu hỏi được khá nhiều bạn quan tâm, điều này cũng thuộc một trong các bước thành lập doanh nghiệp. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết thì bạn mang đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành nơi doanh nghiệp đang hoạt động và đặt trụ sở chính tại đó. 

Lưu ý: Người nộp hồ sơ phải là chủ sở hữu doanh nghiệp đó hoặc là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trong trường hợp khác, người nộp hồ sơ cũng có thể là người được ủy quyền. Trường hợp này người được ủy quyền phải có giấy ủy quyền kèm theo bản sao giấy chứng thực cá nhân.

  1. Nhận giấy phép đăng ký tại Cơ Quan Đăng Ký Kinh Doanh

Sau khi đã tiếp nhận hồ sơ thành lập doanh nghiệp, cơ quan quản lý sẽ kiểm tra xem giấy tờ, thủ tục hồ sơ có hợp lệ và đúng theo quy định hay không. 

Sau thời hạn 3 ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ.

  1. Đăng ký mẫu dấu và khắc dấu

Hiện nay việc đăng ký mẫu dấu không phải thông báo cho bất cứ cơ quan nào. Doanh nghiệp tự quyết định về việc đăng ký mẫu con dấu cũng như số lượng con dấu cho doanh nghiệp của mình. Vì vậy, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ với các đơn vị khắc dấu để làm thủ tục khắc con dấu theo yêu cầu riêng của doanh nghiệp mình.

Đăng ký mẫu dấu và khắc dấu
  1. Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp

Theo quy định hiện nay thì doanh nghiệp phải nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Có 2 hình thức công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp:

  • Nộp trực tiếp tại sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố
  • Nộp qua cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia

Điều này là bắt buộc và thời hạn đăng là 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Lời kết

Các doanh nghiệp, công ty cần bắt buộc phải tuân theo trình tự các bước thành lập doanh nghiệp để tránh việc sai sót, chậm trễ thời gian ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình.

Trên đây là toàn bộ đầy đủ thông tin các bước thành lập doanh nghiệp cần thiết và chi tiết nhất, nếu như bạn vẫn đang còn thắc mắc cần giải đáp hay cần đến sự hỗ trợ từ các luật sư hàng đầu liên quan đến vấn đề thành lập doanh nghiệp của Phong Châu Luật thì liên hệ với chúng tôi qua đường dây Hotline 0906.464.966 nhé.