Thủ tục thành lập doanh nghiệp năm 2023
Thủ tục thành lập doanh nghiệp năm 2023

Để có thể tham gia hoạt động kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp bắt buộc phải hoàn tất các thủ tục thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định của Luật Doanh Nghiệp ban hành. Vậy, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp gồm những trình tự, giai đoạn, các bước nào? Hãy để Phong Châu Luật giúp bạn nắm rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé.

Trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất năm 2023

Thủ tục thành lập doanh nghiệp là thủ tục gì?

Thủ tục thành lập doanh nghiệp là công việc cần phải chuẩn bị để tiến hành đăng ký giấy phép hoạt động kinh doanh cho một chủ thể, một công ty, một doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp là thủ tục gì?

Thủ tục này bao gồm các loại giấy tờ, hồ sơ đã được quy định tại Luật Doanh Nghiệp 2020. Sau khi đã chuẩn bị hoàn tất và đầy đủ các giấy tờ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, người muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp các giấy tờ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư của tỉnh hoặc thành phố nơi mà doanh nghiệp, công ty đang đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính.

Quy trình, giai đoạn các bước làm thủ tục thành lập doanh nghiệp

Quy trình, giai đoạn các bước làm thủ tục thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ tùy thân để thành lập doanh nghiệp

Dựa theo Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2020 thì khi muốn thành lập doanh nghiệp, công ty, cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:

  • Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân; hay hộ chiếu bản sao y đã được công chứng.

Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin đăng ký thành lập công ty

  • Lựa chọn mô hình doanh nghiệp định thành lập
  • Xác định rõ đầy đủ thông tin cá nhân của người muốn thành lập công ty, doanh nghiệp hoặc các thành viên, cổ đông ( xác định theo chức danh cụ thể cũng như người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp đó)
  • Đặt tên cho doanh nghiệp, công ty để được hợp pháp hóa trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Tránh việc trùng hoặc gây nhầm lẫn tên để không gây ảnh hưởng về sau.
  • Xác định rõ nguồn vốn điều lệ của doanh nghiệp, công ty. Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh, ngành nghề cũng như đặc điểm của doanh nghiệp mà đăng ký vốn điều lệ sao cho phù hợp.
  • Xác định rõ địa chỉ đặt trụ sở chính công ty, doanh nghiệp. Cũng chính địa chỉ trụ sở chính này sau này sẽ treo biển hiệu, đăng ký giấy phép hoạt động cho công ty.
  • Xác định rõ ngành nghề hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo quy định thì doanh nghiệp được phép đăng ký không hạn chế với các nhóm ngành nghề mà pháp luật quy định cho phép. 
  • Bên cạnh đó, theo Luật Doanh Nghiệp ban hành năm 2020 có quy định rõ ràng, khi muốn nộp hồ sơ đăng ký làm thủ tục thành lập doanh nghiệp thì bắt buộc phải đăng ký có số điện thoại của chính doanh nghiệp hoặc công ty đó

Bước 3: Nộp hồ sơ

Người muốn thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền khi thực hiện đăng ký doanh nghiệp phải nộp 01 bộ hồ sơ xin cấp phép đăng ký thành lập doanh nghiệp cho Cơ quan Đăng Ký Kinh Doanh tại tỉnh/thành nơi đặt trụ sở chính.

Bước 4: Cơ Quan Quản Lý Đăng Ký Kinh Doanh trả hồ sơ

Sau thời hạn 03 ngày làm việc cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ có trách nhiệm xem xét hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ thủ tục thành lập doanh nghiệp không hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ để sửa đổi và bổ sung.

Lời kết

Chắc hẳn rằng quy trình, giai đoạn và các bước trong thủ tục thành lập doanh nghiệp mà Phong Châu Luật cung cấp cho các bạn đã nắm rõ hơn về vấn đề này rồi chứ.

Nếu có thắc mắc cần hỗ trợ tư vấn về luật doanh nghiệp, hãy liên hệ qua số Hotline 0906.464.966 để Phong Châu Luật có thể giải đáp cho bạn nhé.